Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Lộ diện khủng hoảng ngầm y tế Trung Quốc

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao đã vượt xa số lượng nhân viên y tế. Từ năm 2005 đến 2018, bác sĩ được cấp phép tăng gần gấp đôi, nhưng số bệnh nhân nhập viện tăng gần gấp bốn lần, theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc. Kết quả là "một vòng luẩn quẩn", các bác sĩ và chuyên gia tư vấn trong ngành nhận xét.

"Có ít bác sĩ nhưng lại nhiều bệnh nhân hơn. Các bệnh nhân trở nên thất vọng vì họ không có nhiều thời gian khám bệnh. Họ tỏ thái độ và rồi bác sĩ về nhà nói với con cái mình là đừng bao giờ trở thành bác sĩ", Scott Rein, người sáng lập Tập đoàn tư vấn chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, một công ty có trụ sở tại Thượng Hải giải thích.

Các bác sĩ đại lục phải đối mặt với những rủi ro khác thường. Gần hai phần ba trong số họ từng dính vào các vụ rắc rối, theo thống kê của Hiệp hội Bác sĩ. Phổ biến hơn cả là bị mạt sát và sử dụng bạo lực.

Phòng cách ly trong một bệnh viện tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters

Phòng cách ly trong một bệnh viện tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters

Vào tháng 12, người nhà bệnh nhân đã hành hung gây tử vong cho một bác sĩ sau khi bất đồng quan điểm về chế độ chăm sóc.

"Mỗi bác sĩ đều từng chịu các hành động bạo lực khác nhau," He Jiye, làm việc tại khoa phẫu thuật chỉnh hình tại một bệnh viện ở Thượng Hải nói.

Dù Trung Quốc có cả dịch vụ y tế tư nhân, hầu hết các bác sĩ giỏi vẫn tập trung ở các bệnh viện công, nơi thu hút nhiều bệnh nhân nhất. Jane Xiao, làm việc khoa nhi của một bệnh viện ở Hạ Môn, phía đông nam Trung Quốc nói rằng một bác sĩ đôi khi phải khám cho 100 trẻ chỉ trong buổi sáng.

Chính phủ Biên dịch đã cố gắng giảm áp lực cho các bệnh viện bằng cách thúc đẩy cơ sở y tế địa phương và cho phép các bác sĩ công làm việc tại các phòng khám tư nhân. Nhưng một số bệnh viện đe dọa sẽ sa thải những người làm việc bán thời gian ở nơi khác, một bác sĩ cho biết.

Vấn đề khác là thu nhập. Chỉ 8,1% nhân viên y tế hài lòng với tiền lương của họ, theo khảo sát năm 2018 của DXY, một nền tảng trực tuyến về thông tin chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc .

Nhiều sinh viên y khoa không theo con đường trở thành bác sĩ. Các công ty dược phẩm với mức lương cao và điều kiện làm việc tốt là sự lựa chọn thu hút hơn hẳn đối với họ và các cả chuyên gia.

Cái chết ngày 7/2 của bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus corona, và sự ra đi mới đây của giám đốc một bệnh viện ở Vũ Hán đã chỉ ra rủi ro mà nhân viên y tế phải đối mặt.

Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia, ít nhất 1.700 nhân viên mắc Covid-19 và 6 người đã chết.

Trong những tuần gần đây, các cơ quan thông tấn Trung Quốc và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy sự mệt mỏi nhấn chìm các bác sĩ đang chiến đấu với dịch bệnh. Song họ cho rằng làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng y tế có thể chẳng dẫn đến sự thăng tiến trong con đường sự nghiệp sau này.

Một bài đăng ngày 14/2 trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc viết: "Dịch bệnh đã cho thấy sự thiếu hụt nguồn lực trong hệ thống y tế của chúng ta. Và với tất cả các cuộc tấn công ác ý vào các bác sĩ trong những năm gần đây, chắc chắn sẽ có càng ít người sẵn sàng dấn thân vào ngành y".

Linh Phan (Theo Reuters )

Quyết chơi lớn, anh chàng võ sĩ cao hơn 2m đeo luôn "khẩu trang", diện y phục trị giá 1 tỷ đồng lên sàn thi đấu

Deontay Wilder là một trong những võ sĩ quyền Anh ăn mặc hầm hồ nhất mỗi khi bước ra thượng đài. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, tay đấm 35 tuổi đều xuất hiện với chiếc vương miện lấp lánh cùng phần "khẩu trang" cầu kỳ bên dưới. Sáng ngày 23/2, Wilder sẽ có màn tranh đai được cả thế giới chờ đợi với Tyson Fury. Và nhà vô địch người Mỹ đã quyết chơi lớn trong dịp trọng đại này.

Theo thông tin từ tờ The Sun, trận tới, Wilder đã quyết định chi 31 nghìn bảng (gần 940 triệu đồng) cho tiền trang phục cũng như những phụ kiện khác. Hai nhà thiết kế Cosmo Lombino và Donato Crowley cho biết các món đồ trên sẽ được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh dị được sản xuất vào năm 1968 có tên "The Devil Rides Out". Như vậy, không bất ngờ nếu võ sĩ người Mỹ xuất hiện trước Fury với một diện mạo ma mị và cực ngầu.

Quyết chơi lớn, anh chàng võ sĩ cao hơn 2m đeo luôn khẩu trang, diện y phục trị giá 1 tỷ đồng lên sàn thi đấu - Ảnh 1.

Một số kiểu "khẩu trang" được Wilder sử dụng khi bước ra sàn đấu. Ảnh: The Sun.

Màn chào sân gây chú ý của Deontay Wilder trong trận đấu vào năm 2019

Thực tế, trang phục mỗi võ sĩ dùng để bước ra sàn đấu là mặt hàng "dùng một lần". Vì thế, việc bỏ ra số tiền lớn ở khâu này, Wilder đã cho thấy sự chịu chơi của mình. Trong trận gặp Dominic Breazeale, truyền thông Anh tính ra Wilder đã đổ vào tới 1,8 tỷ đồng cho tiền quần áo, vương miện và "khẩu trang".

Chia sẻ về lý do đeo phụ kiện lên mặt, Wilder cho hay: "Mỗi khi tôi đeo mặt nạ, tôi cảm thấy tự tin hơn hẳn. Từ lúc bước ra sàn cho tới khi chiến thắng, cảm xúc này thật tuyệt. Tôi luôn muốn sáng tạo và làm điều gì đó khác biệt. Tôi hy vọng trở thành võ sĩ hạng nặng xuất sắc nhất lịch sử".

Wilder và Fury được đánh giá ngang tài ngang sức ở trận đấu tới. Cả hai đều sở hữu thành tích bất Biên dịch bại cùng tỷ lệ hạ đo ván cao. Trong lần gặp gỡ đầu tiên vào năm 2018, đôi bên đã hòa nhau sau 12 hiệp đấu. Người chiến thắng trong cuộc so tài ở MGM Arena sẽ nhận về đai WBC, The Ring và lineal hạng nặng.

Quyết chơi lớn, anh chàng võ sĩ cao hơn 2m đeo luôn khẩu trang, diện y phục trị giá 1 tỷ đồng lên sàn thi đấu - Ảnh 3.

Deontay Wilder (trái) và Tyson Fury đã hòa nhau trong lần gặp gỡ đầu tiên.



Ngày xưa khi chưa có máy tính và đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán, nhìn chất và ngầu quá

Đối với các cô cậu học trò thì dụng cụ không thể thiếu trong suốt thời gian đi học là máy tính. Phép tính đơn giản còn có thể tính nhẩm, nhưng khi làm đến một dãy các con số và phép tính chồng chéo nhau thì hầu hết học trò đều phải bó tay và đành nhờ cậy đến chức năng vi diệu của máy tính.

Tuy nhiên, vào những năm 60, Biên dịch khi máy tính còn thô sơ và chưa thể đạt được trình độ tính toán siêu cấp, các nhà khoa học đã phải hoàn toàn tự tay thực hiện các phép toán. Họ phải tự vẽ nên các hình vẽ, giải các phương trình toán học rắc rối để tự tìm ra đáp số. Dường như cụm từ "tính toán" được dùng để ám chỉ con người chứ không phải các thiết bị công nghệ điện tử.

Vào thời điểm chưa có máy tính, những bộ óc thiên tài trong giới khoa học phải cùng nhau giải quyết các phép tính phức tạp trên bảng viết.

Choáng ngợp với cách các nhà khoa học NASA làm việc vào thời kỳ chưa có máy tính - Ảnh 2.

Những bức ảnh chụp khoảnh khắc làm việc của các nhà khoa học tại NASA do nhiếp ảnh gia người Mỹ J.R. Eyerman chụp.

Choáng ngợp với cách các nhà khoa học NASA làm việc vào thời kỳ chưa có máy tính - Ảnh 3.

Những bộ óc vĩ đại ấy đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của máy vi tính – loại công nghệ điện tử có khả năng tính toán vượt trội.

Quả nhiên, chỉ khi nhìn những tấm hình thời xa xưa mới giúp cảm nhận rõ được về khả năng tính toán vượt trội cũng như tư duy logic đỉnh cao của những nhà khoa học. Không biết nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì họ có thể phát triển những nghiên cứu ấy đến mức nào.

" Đầu óc mình tầm thường nên nhìn vào cái bảng là thấy người ta phi thường thế nào rồi ", bạn X.T bình luận.

"Nhìn con số trên bảng bỗng thấy mình quá ngu so với kiến thức. Thật biết ơn các ông đã tạo ra máy tính và khám phá nên các kiến thức khoa học thú vị ", bạn B.A bình luận.

"Giảng dạy bằng bảng đen vẫn giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và giáo viên dạy có hồn hơn. Những đại học lớn trên thế giới vẫn giữ hệ thống bảng lớn như này. Cá nhân mình thấy xem slide trên máy tính không thể nào nhớ được nhiều kiến thức khi học trên bảng được ", bạn Q.K chia sẻ.

"Nếu ngày xưa có máy tính, các nhà khoa học đã khám phá ra được tất cả mọi thứ ", bạn H.D chia sẻ.

" Nhìn rất ngầu và có cảm giác rất muốn thử luôn á, nhưng với môn Toán thì xin lui" , bạn N.T bình luận.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy Công ty dịch thuật Đồng Nai hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.

Cần Thơ lùi lịch học một tuần để phòng virus corona

Đó là kết luận của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh khi họp với các sở, ngành và chín quận, huyện về công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (nCoV), ngày 1/2.

Người Công ty dịch thuật Đồng Nai đứng đầu chính quyền TP Cần Thơ yêu cầu ngành giáo dục rà soát học sinh, sinh viên có đi qua vùng có dịch bệnh hay không, để có cách xử lý. "Cần có biện pháp rà soát phù hợp, không gây hoang mang cho người dân", ông nói.

Đưa ra đề nghị lùi thời gian nhập học tại cuộc họp, ông Cao Minh Chu, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho rằng việc này là cần thiết cho công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được chu đáo.

"Trong thời gian một tuần, ngành y tế tiến hành khử khuẩn, khử trùng tại các trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, phụ huynh về phòng chống dịch", ông Chu nói và nhận định sắp tới, thời tiết có khả năng nắng nóng nên môi trường sẽ không thích hợp cho virus corona phát triển.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ nói sẽ chỉ đạo các trường tập huấn cho giáo viên cách phòng chống dịch bệnh và vệ sinh trường học vì thời gian qua nghỉ Tết chưa tập trung được.

Theo lãnh đạo Đại học Cần Thơ, kế hoạch nhập học của trường vào ngày 3/2. Với hai cụm ký túc xá, trường có với gần 10.000 sinh viên lưu trú, hiện khoảng 20% sinh viên trở lại sau Tết. Một sinh viên đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) theo học tại trường nhưng đã về quê ăn Tết và chưa trở lại.

Lãnh đạo Sở Y tế cho biết đã công bố danh sách bốn bệnh viện trên địa bàn có khả năng tiếp nhận, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gồm: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Nhi đồng. Những nơi này đã thành lập đội các đội phản ứng nhanh, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền, máy thở...

Ngoài ra, tất cả cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã chuẩn bị khu khám và cách ly. Khi phát hiện ca nghi viêm phổi do nCoV, những nơi này hội chẩn với một trong bốn bệnh viện trên để chuyển viện đúng chỉ định, đảm bảo an toàn...

TP Cần Thơ hiện có khoảng 500.000 học sinh các cấp và sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng... Theo kế hoạch ban đầu, sau hai tuần nghỉ Tết, tất cả sẽ đi học lại từ ngày 3/2 (mùng 10).

Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đã chỉ đạo dừng các hoạt động vui chơi trên địa bàn.

Chiều 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Dịch viêm phổi khởi phát phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) hồi tháng cuối năm 2019. Trung Quốc hôm nay thông báo hôm nay có 11.943 người mắc viêm phổi, số người chết do bệnh này tăng lên 259 người.

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV đã lan đến 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cửu Long

Việt kiều Mỹ nghi nhiễm virus corona khi quá cảnh Vũ Hán

Ngày 14/1 bệnh nhân bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern. Ngày 15/1, bệnh nhân quá cảnh tại sân bay Vũ Hán, Trung Quốc, trong vòng 2 giờ. Ngày 16/1, bệnh nhân nhập cảnh Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và di chuyển đến khách sạn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, lưu trú tại đây đến khi nhập viện.

Ngày 27/1, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều. Chiều 31/1, nhân viên khách sạn đưa ông đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

Hiện tại, bệnh nhân điều trị cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, thở oxy, dùng kháng sinh và kháng virus.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh nhân được nằm điều trị trong phòng áp lực âm tại khu cách ly nghiêm ngặt. Sáng nay bệnh nhân khỏe, không còn sốt nhưng vẫn thở qua mặt nạ oxy.

Khách sạn bệnh nhân từng ở hiện có 6 khách lưu trú và 8 nhân viên. Công an địa phương yêu cầu cơ sở không nhận thêm khách. "Tổ phản ứng nhanh phòng dịch corona" của phường tiến hành khử trùng và cách ly số khách cũng như nhân viên khách sạn kể từ ngày 1/2 đến hết ngày 15/2 để theo dõi, dự phòng nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân thứ 7 này là một trong 4 người được Sở Y tế TP HCM chiều 1/2 công bố cách ly do nghi nhiễm virus corona chủng mới. Ba người còn lại là người Pháp cùng một gia đình. Họ rời Vũ Hán đến Việt Nam du lịch, có biểu hiện viêm hô hấp, được theo dõi cách ly tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Giám đốc Sở Y Công ty dịch thuật Đồng Nai tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết đã kiểm tra, theo dõi những người từng tiếp xúc với 3 người Pháp này để có kế hoạch cách ly.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Trước đó, chiều 1/2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam, với ba tỉnh có dịch là Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Thanh Hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do virus corona đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Dịch viêm phổi do virus corona khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được báo cáo lần đầu ngày 31/12/2019. Tính đến sáng 2/2, có hơn 14.000 người mắc bệnh, 304 trường hợp tử vong.

Lê Phương - Lê Nga

Mít Thái miền Tây bí đầu ra

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Năm công mít Thái (5.000 m2) của gia đình đến kỳ thu hoạch đợt thứ nhất với sản lượng khoảng năm tấn nhưng không bán được khiến ông Nguyễn Văn Khanh, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành "đứng ngồi không yên". Thị trường Trung Quốc ngưng nhập hàng, các vựa ở địa phương ngưng hoạt động, thương lái không mua.

"Mít thu hoạch giờ chỉ bán cho các chợ và quầy sạp dọc đường với giá rất thấp; giá ngày 30/1 là 10.000 đồng mỗi kg, Công ty dịch thuật Đồng Nai nay giảm còn 7.000 nhưng không ai mua", ông Khanh nói và cho biết vào thời điểm này năm ngoái, nông dân Hậu Giang bán mít với giá 50.000-70.000 đồng mỗi kg, thương lái lùng tới nhà đặt cọc, trả tiền trước.

Nhiều nông dân khác ở huyện Châu Thành đốn bỏ vườn cây ăn trái đặc sản như măng cụt, chôm chôm, bưởi Năm Roi... để trồng mít Thái cũng đang rất lo lắng vì đầu ra ách tắc.

"Trước đây, vào vụ cơ sở, tôi thu mua khoảng 10 tấn mít mỗi ngày. Nhưng trước Tết Nguyên đán 2020, đầu mối bên Trung Quốc thông báo ngưng nhập hàng, chờ đến khi dịch viêm phổi được khống chế nên mình phải ngưng mua vào", ông Trần Văn Thanh, chủ vựa mít ở Hậu Giang nói.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết, trước tình hình đột xuất này bà con nông dân cần hết sức bình tĩnh, cắt vụ, dưỡng cây. Chờ khi thị trường khôi phục trở lại thì tập trung cho mít ra trái để có sản phẩm bán.

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

"Hiện diện tích mít Thái quá lớn, trên 3.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2018 (chủ yếu ở hai huyện Châu Thành và Châu Thành A), nhưng đầu ra sản phẩm chủ yếu phụ thuộc Trung Quốc", ông Hùng nói và khuyến cáo để tránh rủi ro, người dân không nên ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn trái đặc sản chuyển qua trồng mít.

Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang..., nhiều nông dân trồng mít Thái cũng đang lo lắng vì khó tiêu thụ dù giá giảm mạnh.

Cửu Long

Trung Quốc đề nghị EU hỗ trợ

Trong cuộc điện đàm hôm nay với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ hy vọng EU tạo điều kiện mua vật tư y tế từ các quốc gia thành viên của khối thông qua "kênh thương mại", thông cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết.

"Chúng tôi sẵn sàng tăng cường trao đổi thông tin, chính sách và công nghệ, đồng thời hợp tác cùng tổ chức quốc tế bao Công ty dịch thuật Đồng Nai gồm EU", Thủ tướng Trung Quốc cho hay.

Thủ tướng Lý Khắc Cường (thứ hai từ bên phải) tới thăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Bắc Kinh hôm 30/1. Ảnh: Reuters.

Nhân viên sản xuất khẩu trang tại công ty vật tư y tế ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc hôm 27/1. Ảnh: AFP .

Ông Lý cho biết chính phủ Trung Quốc luôn đặt vấn đề an toàn và sức khỏe của người dân lên hàng đầu và đang nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh theo cách minh bạch và bài bản. Công việc hiện tại là kiềm chế dịch lây lan, điều trị cho bệnh nhân và đảm bảo cuộc sống bình thường cho người Trung Quốc và người nước ngoài tại đây, thông cáo cho biết thêm.

Bà Ursula von der Leyen cho hay EU sẽ cố gắng hết sức và phối hợp tất cả nguồn lực cần thiết để hỗ trợ Trung Quốc.

Trung Quốc đang vật lộn với dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) gây ra, trong bối cảnh hệ thống y tế nước này dần "cạn kiệt" giường bệnh và vật tư khác. Dịch đã khiến 259 người tử vong tại Trung Quốc và hơn 12 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ước tính Hồ Bắc cần 100.000 trang phục và thiết bị bảo hộ mỗi ngày, nhưng 40 nhà sản xuất của Trung Quốc chỉ cung cấp được tổng cộng 30.000 chiếc mỗi ngày.

Các hoạt động tiếp tế cho Trung Quốc đã được đẩy mạnh từ hôm 30/1 khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm phổi cấp là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Hàn Quốc, Nhật Bản và các đại sứ quán Trung Quốc đang chuyển hàng tấn vật tư y tế viện trợ cho Bắc Kinh.

Thanh Tâm (Theo CNN )

Những người Việt trở về từ Vũ Hán

"Cơn ác mộng bắt đầu từ ngày 25/1, khi tôi bị sốt", Châu An, 29 tuổi, nghiên cứu sinh ngành báo chí truyền thông tại một đại học ở Vũ Hán (Trung Quốc) nói. Cô về nước từ đầu tháng và vẫn sinh hoạt bình thường.

Nhưng khi An bị sốt, cùng thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, tất cả những người xung quanh cô hoang mang. Những khu chung cư, nơi An từng sống vội vã khử trùng, lên danh sách những người từng tiếp xúc với An để cách ly. Bố mẹ cô đi tới đâu, người xung quanh tự động tản đi chỗ khác, lấy tay che miệng.

Cô nhập viện trong trạng thái hâm hấp nóng, đổ mồ hôi và ớn lạnh. Sau 5 ngày, kết quả xét nghiệm cho thấy An âm tính với nCoV - chủng virus gây bệnh viêm phổi cấp Vũ Hán. Bệnh viện kết luận: Sốt rét.

"Vui một nhưng nỗi buồn lớn gấp nhiều lần", cô gái 29 tuổi nói. Từ 28/1, tờ khai thông tin của Châu An với cơ quan y tế, trong đó có từ địa chỉ nhà ở tại Dịch Vọng (Cầu Giấy) và Liên Mạc (Mê Linh), số điện thoại của An và bố, tên trường... bị phát tán lên mạng.

Châu An đã buồn và khóc nhiều những ngày qua khi thông tin cá nhân bị phán tán lên mạng xã hội. Ảnh: NVCC.

Châu An đã buồn và khóc nhiều những ngày qua khi thông tin cá nhân bị lộ trên mạng xã hội. Ảnh: NVCC.

"Mình đã nhận khoảng 40 cuộc điện thoại. Có người quen gọi đến, câu đầu tiên hỏi là: 'Mày dương tính với virus Corona à?'. Nhiều người lạ gọi đến mắng chửi suốt một tuần nay", An chia sẻ. Có những hôm đến nửa đêm vẫn có số lạ gọi chửi khiến cô gái bật khóc nức nở.

Châu An xuất viện sáng 31/1. Tình hình sức khoẻ của cô đã được cập nhật đến người dân ở chung cư để mọi người bớt hoang mang. Tuy nhiên những bài báo và bài đăng trên Facebook tiếp tục lan truyền. Những Công ty dịch thuật Đồng Nai cú điện thoại gọi đến mắng chửi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hơn hai tuần tù đày là cảm giác của Trần Minh Tuấn, 20 tuổi, sinh viên ngành công nghệ thông tin ở Vũ Hán. Tuấn thuộc nhóm sinh viên cuối cùng về nước vào ngày 17/1. "Tôi biết về dịch từ khi còn ở trường nhưng không hề nghĩ nó nguy hiểm. Tới khi về đến cửa khẩu đã thấy bị kiểm tra rất kỹ, về đến nhà thì cảm thấy mọi người đề phòng mình", Tuấn chia sẻ.

Trong ngôi nhà ở Trực Thái, Nam Định, Minh Tuấn chủ động cách ly với 7 thành viên trong gia đình và giam mình trong phòng suốt ngày. Tất cả những cuộc gặp mặt bạn bè, kế hoạch đi du xuân phải huỷ. Tuấn thậm chí cũng không dám ra ngoài chơi thể thao. "Tôi thường ăn cơm một mình sau cùng, hoặc có người mang đến đặt trước phòng", cậu nói.

Đêm mùng Một Tết, cậu buồn chân nên ra hóng gió trước cổng chừng 15 phút. Không ngờ trưa mùng Hai cậu mệt, sốt 37,5 độ. Ba tiếng sau, Tuấn có mặt ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Ngay khi lên viện, thân nhiệt Tuấn đã về bình thường, nhưng vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm nên chàng trai buộc phải ở phòng cách ly. Vì không muốn phiền ai nên cậu tự chăm mình 6 ngày ở viện, "khổ nỗi đúng những ngày lễ Tết nên không thể ăn gì khác ngoài cơm căng tin".

"Rất buồn bực vì khoẻ mạnh mà phải giam mình trong 4 bức tường trắng toát và bị gán cho dính virus Corona, lại thêm thông tin cá nhân bị phát tán lên mạng", chàng trai trẻ bộc bạch.

Sáng 31/1, kết quả xét nghiệm cho biết Tuấn chỉ bị... cúm thông thường.

Minh Tuấn được chẩn đoán bị J11-cúm, virus không định danh, là bệnh cúm thường tự khỏi sau khoảng 3 ngày. Ảnh: NVCC.

Minh Tuấn được chẩn đoán bị J11-cúm, virus không định danh, là bệnh cúm thường tự khỏi sau khoảng 3 ngày. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Thái Khang, giảng viên ở một trường đại học tại Hà Nội và đang làm nghiên cứu sinh ở Vũ Hán cũng có trải nghiệm tương tự. Dù anh về nước đã hơn nửa tháng - qua thời gian ủ bệnh viêm phổi Vũ Hán - nhưng vẫn bị xa lánh. "Sáng mùng 5 mình đến trường chúc Tết thầy cô thì không ai dám bắt tay, nói chuyện mà đứng cách mình 2 mét. Có thầy cô nói thẳng không cần mình chúc Tết nữa", Khang cho hay.

Khổ tâm nhất với Khang là không gặp được một người bạn nào. Gọi họp lớp, ai nào cũng "tránh như tránh tà". Đến khi lớp họp cũng loại anh ra.

Tính đến ngày 1/2, số người chết do nCoV tăng lên 259, số ca nhiễm tại Trung Quốc tăng lên 11.791. Tình hình bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến Khang lo chưa biết bao giờ mới quay lại trường học, trong khi anh đang cần tài liệu làm luận án. Nhưng Khang thấy "những rắc rối của mình vẫn chưa thấm gì với các bạn bị mắc kẹt lại Vũ Hán".

Theo chị Thu Hằng, chủ nhiệm hội sinh viên Việt Nam tại Đại học KHKT Hoa Trung, Vũ Hán thì 27 sinh viên Việt học ở trường này đều chia sẻ những trải nghiệm bị kỳ thị khi trở về nhà ăn Tết. Điển hình trong đó là trường hợp của Châu An và Minh Tuấn do bị tung thông tin cá nhân lên mạng.

Năm nay, Hằng đón một cái Tết khác hẳn các năm, khi người thân, bạn bè biết cô từ vùng dịch trở về đã chủ động nói "thăm hỏi qua điện thoại là được". Hơn nửa tháng vừa qua cô hầu như chỉ loanh quanh trong nhà, ngoài vườn ở Ứng Hoà, Hà Tây. "Tết năm nay đỡ hẳn tiền mừng tuổi", cô đùa.

Những sinh viên như Hằng được Đại sứ quán, Sở y tế Hà Nội hay Hội lưu học sinh thành phố Vũ Hán quan tâm, ngày nào cũng hỏi tình trạng sức khoẻ. Đó là động viên giúp họ đỡ phần cô độc.

Phan Dương

* Tên một số nhân vật đã thay đổi